Biotin còn được biết đến với tên gọi vitamin B7, được biết đến với tác dụng hỗ trợ sức khỏe của tóc và kích thích mọc tóc. Do đó, nhiều người ưa chuộng việc sử dụng thực phẩm chức năng chứa biotin. Tuy nhiên, có một số người vẫn có lo ngại về các tác dụng phụ của biotin đối với làn da. Cùng Long Châu tìm hiểu xem uống biotin có nổi mụn không, trong bài viết dưới đây.
Biotin là gì?
Trước khi đến với vấn đề uống biotin có nổi mụn không, chúng ta cùng tìm hiểu Biotin là gì? Biotin hay còn gọi là vitamin H hoặc vitamin B7, là một loại coenzyme thuộc nhóm vitamin B. Biotin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, hỗ trợ sức khỏe của da, dây thần kinh, hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi chất và sự hoạt động của tế bào.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng biotin, cùng với các chất dinh dưỡng khác có thể giúp điều trị bệnh thần kinh ngoại vi và giảm đau dây thần kinh ở các chi do suy thận hoặc tiểu đường. Thiếu hụt Biotin có thể dẫn đến các vấn đề như: Viêm kết mạc, gãy móng, co giật, rụng tóc, gãy móng, co giật và nhiễm trùng da.
Do cơ thể không tự tổng hợp được Biotin, nó cần được cung cấp thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, việc bổ sung đúng lượng Biotin là quan trọng để duy trì sức khỏe tốt và giữ cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định. Biotin có thể được tìm thấy trong nhiều thực phẩm như: Bông cải xanh, cà rốt, yến mạch, lòng đỏ trứng gà, cá hồi và các loại hạt.
Biotin có mặt trong nhiều thực phẩm khác nhau, do đó, trường hợp thiếu hụt biotin hiếm khi xảy ra đối với những người có sức khỏe bình thường và chế độ ăn uống cân bằng.
Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 30 microgram biotin mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ có thể đề xuất liều lượng cao hơn. Đối với những người đang gặp vấn đề về rụng tóc, liều lượng biotin hàng ngày có thể biến động trong khoảng từ 2000 đến 10.000 microgram và thậm chí có thể cao hơn.
Uống biotin có nổi mụn không?
Uống biotin có nổi mụn không? Biotin thường được quảng cáo như một phương pháp điều trị viêm da hoặc một cách để cải thiện sức khỏe của làn da. Tuy nhiên, chỉ một số ít nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào trẻ sơ sinh, hỗ trợ những lợi ích này. Do đó, cần thêm nghiên cứu để đánh giá liệu biotin có thể cải thiện sức khỏe của làn da ở người lớn không.
Biotin có gây mụn trứng cá không?
Hiện tại, có rất ít bằng chứng chứng minh rằng biotin gây mụn trứng cá. Mặc dù vậy, giả định về khả năng gây mụn của biotin thường được liên kết với sự cản trở hấp thụ axit pantothenic.
Axit pantothenic, còn được biết đến là vitamin B5, đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hàng rào biểu bì da. Có chứng minh rằng axit pantothenic có khả năng làm mềm da, điều này giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và điều trị mụn trứng cá. Cả biotin và axit pantothenic sử dụng cùng một con đường để hấp thụ trong cơ thể. Sự cản trở hấp thụ axit pantothenic bởi biotin có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tình trạng mụn của bạn.
Mặc dù vậy, các nghiên cứu vẫn cho thấy rằng việc bổ sung cả biotin và axit pantothenic có thể hữu ích trong việc điều trị tình trạng mụn trứng cá.
Biotin có trị mụn không?
Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng việc sử dụng biotin có thể đem lại cải thiện trong trường hợp mụn trứng cá, tình trạng mà những nốt mụn đầu đen và mụn đầu trắng xuất hiện chủ yếu trên trán và cằm. Biotin cũng có thể hỗ trợ kiểm soát bong tróc, giảm đỏ da và giảm kích ứng từ mụn trứng cá.
Một nghiên cứu thực hiện trong 12 tuần trên nhóm người lớn mắc mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình đã chỉ ra rằng những người tham gia nghiên cứu, khi sử dụng cả kem bôi ngoài da và thuốc bổ sung chứa biotin và các vitamin khác, đã đạt được cải thiện đáng kể trong tình trạng của họ.
Do đó, đối với vấn đề uống biotin có nổi mụn không, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa việc uống biotin và việc xuất hiện mụn. Để sử dụng biotin một cách phù hợp và an toàn nhất, các bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ.
Những tác dụng phụ khi sử dụng biotin mà bạn nên biết
Biotin là một chất bổ sung an toàn cho cơ thể. Ngay cả khi bạn tiêu thụ lượng biotin vượt quá mức khuyến nghị, lượng dư thừa thường sẽ được loại bỏ dễ dàng thông qua hệ thống bài tiết của cơ thể. Hiện tại, không có bằng chứng về bất kỳ triệu chứng độc tính nào liên quan đến sự dư thừa biotin. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua những tác dụng phụ của biotin ở mức độ nhẹ.
- Rối loạn tiêu hóa: Uống biotin có thể gây khó chịu dạ dày, buồn nôn hoặc tiêu chảy nhẹ. Nếu xảy ra tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và xem xét việc bổ sung biotin từ thực phẩm tự nhiên.
- Nổi mụn trứng cá: Bổ sung biotin có thể giúp giảm mụn trứng cá, nhưng việc uống quá nhiều biotin có thể cản trở hấp thụ các chất dinh dưỡng khác và có thể dẫn đến tình trạng mụn.
- Phát ban, ngứa ngáy da: Một số người có thể trải qua tác dụng phụ như: Phát ban hoặc ngứa ngáy da sau khi sử dụng biotin.
- Khó ngủ: Việc tiêu thụ nhiều biotin vào buổi tối có thể làm tăng năng lượng trong cơ thể và gây khó ngủ.
- Gây chẩn đoán bệnh không chính xác: Uống biotin trước khi làm một số xét nghiệm có thể làm kết quả không được chính xác, đặc biệt là xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
- Gây áp lực lên thận: Biotin được bài tiết qua thận, nên việc bổ sung quá mức có thể gây áp lực thêm lên thận.
- Khát nước: Dư thừa biotin có thể tăng chuyển hóa glucose, dẫn đến tăng đường huyết và cảm giác khát nước thường xuyên.
- Tương tác thuốc: Biotin có thể tương tác với một số loại thuốc, giống như các vitamin nhóm B khác. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.
Đây là những tác dụng phụ của biotin mà bạn có thể gặp. Tuy nhiên, rất ít người gặp tác dụng phụ khi sử dụng biotin, do nó có độ an toàn cao và dễ đào thải khỏi cơ thể khi uống quá liều. Tuy nhiên, hãy luôn tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ để bảo đảm sức khỏe.
Bài viết trên Cộng đồng làm đẹp Việt Nam đã giới thiệu những tác động tích cực, tiêu cực của biotin đối với làn da và giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề “uống biotin có nổi mụn không?“. Sự tư vấn chính xác từ chuyên gia da liễu sẽ giúp đảm bảo rằng quyết định sử dụng biotin là an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Xem thêm tại
- Khô Âm Đạo (vùng kín): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chuẩn Đoán
- Diễn Giả Phạm Thành Long và 3 Điều Khai Sáng Của Ông Ấy Chạm Đến Tôi
- Uống Nhiều Thuốc Tăng Cường Sinh Lý Nam Có Sao Không?
- Cách Chữa Rối Loạn Nội Tiết Tố Nữ Đơn Giản Mà Hiệu Quả
- Bill Gates và Chiếc Bàn Phím Lỗi Font Hành Trình Từ Giai Thoại Đến Huyền Thoại