Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ, xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt của phụ nữ, mà nếu tình trạng này kéo dài còn mang tới nhiều rủi ro cho sức khỏe và sinh sản. Hiểu được nguyên nhân, nắm bắt các biểu hiện để kịp thời thăm khám và điều trị sẽ giúp chị em phòng tránh được nhiều căn bệnh phức tạp sau này.
Tìm hiểu chung rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên ở một số người chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150ml.
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng bất thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Bao gồm:
- Vô kinh.
- Chảy máu chảy ra bất thường ở tử cung do rối loạn chức năng phóng noãn.
- Đau bụng kinh.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều hay chảy máu âm đạo không trong chu kỳ kinh có nhiều nguyên nhân, nhưng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải luôn loại trừ trường hợp có thai trước.
- Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra một số các triệu chứng tương tự như rối loạn kinh nguyệt.
- Hội chứng xung huyết vùng chậu, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau vùng chậu mạn tính, thi thoảng kèm theo chảy máu kinh bất thường.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị rối loạn kinh nguyệt
Rong kinh, rong huyết
Rong kinh là một trong những biểu hiện thường xảy ra chứng rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là bé gái lúc mới dậy thì và phụ nữ ở trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng thông thường ở phụ nữ đang trong thời gian hành kinh, mà có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa như: U xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung,… Hay các căn bệnh ác tính như: Ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
Thống kinh
Thống kinh là tình trạng phụ nữ bị đau bụng khi đang hành kinh. Vì đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến, nên nhiều người xem là điều bình thường. Tuy nhiên, thống kinh cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị một số căn bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản của như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
Thiểu kinh
Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh thường dao động trung bình từ 50 – 150ml. Như vậy, nếu chỉ mất máu trong 2 ngày và lượng máu nhỏ hơn 20ml, thì bạn đang gặp phải tình trạng thiểu kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn và lượng máu mất đi quá ít là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.
Cường kinh
Ngược lại với thiểu kinh, thì cường kinh là hiện tượng lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
Vô kinh
Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở phụ nữ. Trong đó:
Vô kinh nguyên phát: Có nhiều trường hợp phụ nữ đã quá tuổi dậy thì mà chưa có kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu là bị dị dạng bộ phận sinh dục: Không có tử cung, hoặc không có bộ phận sinh dục.
Vô kinh thứ phát: Xảy ra ở phụ nữ đã từng có kinh, nhưng sau một khoảng thời gian lại bị mất kinh ít nhất 3 tháng. Chủ yếu là do nạo phá thai nhiều lần hoặc băng huyết quá nhiều sau khi sinh,…
Màu kinh
Thường là máu có màu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông. Nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu có màu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.
Tác động của rối loạn kinh nguyệt đối với sức khỏe
Kinh nguyệt không đều nói lên những điều bất thường về sức khỏe của buồng trứng và tử cung ở phụ nữ.
Chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài: Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai.
Rong kinh: Hiện tượng này tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ra nhiều căn bệnh về viêm nhiễm. Không chỉ làm giảm chất lượng sống, tình dục và sắc đẹp đây còn là nguyên nhân dẫn tới hiếm muộn và vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt còn là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác như xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thì các khối u sẽ lớn dần lên, gây ra các biến chứng nặng như suy thận, bí tiểu, đại tràng,… Và một số những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư cổ tử cung,…
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ thường bị mất cân bằng ở một vài giai đoạn như dậy thì, mang thai, sinh con, chăm con và thời kỳ mãn kinh.
Giai đoạn dậy thì: Ở tuổi dậy thì, cơ thể sẽ phải mất nhiều năm để progesterone và estrogen có thể cân bằng. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường sẽ diễn ra trong thời gian này.
Giai đoạn mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn này sẽ không có kinh, ngay cả thời điểm đang cho con bú.
Giai đoạn tiền mãn kinh: Chu kỳ và lượng máu kinh của người phụ nữ ở giai đoạn này thường sẽ thay đổi, do buồng trứng đã bị suy giảm chức năng. Dần dần sẽ mất hẳn kinh nguyệt, lúc đó sẽ là giai đoạn mãn kinh.
Một số nguyên nhân thực thể
Dấu hiệu thai nghén bất thường.
Do một số bệnh lý như: Đái tháo đường, u tuyến yên,…
Một số căn bệnh do vi khuẩn gây ra: Viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ, viêm niêm mạc tử cung,…
Do các bệnh lý như: U nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, đa nang buồng trứng,…).
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra khi các thói quen trong ăn uống và sinh hoạt bị thay đổi:
Thay đổi chế độ ăn uống do muốn tăng cân, giảm cân,…
Do áp lực và căng thẳng đến từ cuộc sống: Công việc, học hành.
Lạm dụng thuốc tránh thai.
Nguy cơ rối loạn kinh nguyệt
Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến và những ai đã có kinh nguyệt đều có thể mắc phải bệnh này. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như:
Tuổi tác: Nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt lúc 11 tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn có nguy cơ cao gặp phải các cơn đau nặng, chu kỳ kinh dài và nhiều hơn bình thường. Các bé gái mới dậy thì có thể bị vô kinh cho tới khi chu kỳ rụng trứng trở nên thường xuyên khi đã trưởng thành. Những phụ nữ trong thời kì tiền mãn kinh cũng có thể bị lỡ kinh và thỉnh thoảng bị xuất huyết nặng.
Cân nặng: Thừa hoặc thiếu cân cũng có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và vô kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều có thể dẫn đến các cơn đau quặn bụng trong giai đoạn hành kinh.
Tiền sử mang thai: Phụ nữ mang thai nhiều lần có nguy cơ cao bị rong kinh. Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con thì có nguy cơ cao bị đau bụng kinh thường xuyên còn những người phụ nữ sinh con đầu lòng khi còn trẻ tuổi sẽ có nguy cơ thấp hơn.
Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm chứng rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.
Căng thẳng: Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể sẽ ngăn chặn việc sản sinh ra các hormone luteinizing, dẫn đến sự vô kinh tạm thời.
Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt
Phương pháp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt như:
Cải thiện chế độ sinh hoạt và làm việc phù hợp
Phụ nữ phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, dù chỉ là một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng 15 – 30 phút cũng giúp đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
Giữ tâm lý thật thoải mái
Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng. Bạn có thể nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.
Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Lời khuyên cho bạn là không nên lạm dụng thuốc tránh thai quá. Thuốc tránh thai là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ, các chị em nên được tư vấn bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai và có nhiều phương pháp tránh thai khác ngoài việc sử dụng thuốc để bạn có thể lựa chọn.
Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá không những gây ảnh hưởng đến nội tiết dẫn đến rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da của bạn nữa. Vì vậy, bạn nên hạn chế đến mức thấp nhất có thể việc sử dụng chất kích thích để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Điều trị bệnh lý khác nếu có
Tuyến giáp, tiểu đường,…
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn kinh nguyệt
Chế độ sinh hoạt
Ngăn ngừa và điều trị chứng thiếu máu.
Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên, điều độ có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Quan hệ tình dục: Cảm giác cực khoái cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh.
Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng, có thể giúp làm giảm các cơn đau khi hành kinh.
Vệ sinh kinh nguyệt: Thay mới băng vệ sinh từ 4 – 6 giờ. Bạn không nên sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm vì chất khử mùi có thể gây kích ứng vùng sinh dục và không nên thụt rửa âm đạo vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi thường trú trong âm đạo mà chỉ cần tắm rửa thường xuyên để làm sạch.
Chế độ dinh dưỡng
Các yếu tố ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống trước chu kỳ kinh khoảng 14 ngày có thể giúp bạn hạn chế một số rối loạn kinh nguyệt nhẹ. Chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi, cũng như hạn chế uống cà phê, đường và rượu cũng sẽ có ích cho sức khỏe.
Phương pháp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Tập thể dục đều đặn, kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
Áp dụng các liệu pháp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng, stress.
Khi sử dụng thuốc các loại nội tiết hormon, thuốc tránh thai,… cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng quá liều cũng như quá thời gian cho phép.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày hành kinh, sau khoảng 4 – 5 tiếng nên thay băng vệ sinh mới, hạn chế quan hệ để tránh bị nhiễm trùng.
Kiểm tra sức khỏe, thăm khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
>> XEM THÊM : : https://www.mayhutchannam.com/
địa chỉ: 658 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Sdt : 096 919 2228.
Youtube : https://www.youtube.com/@anhtuyetzikii899
Zalo : https://zalo.me/g/xmlfnm923
Wedside : https://www.mayhutchannam.com/
Wedside : https://hocvienthammyzikii.vn/
Gmail : Letuyetzikii@gmail.com
- Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ hiện đại: Phương pháp nào phù hợp?
- Tác Hại Của Thuốc Tăng Cường Sinh Lý Nếu Phái Nam Lạm Dùng Nhiều
- 6 tuýp kem “nhả nắng” này chính là siêu cứu tinh cho làn da bị cháy nắng đen sạm
- 1. Lương Thị Ninh là ai?
- Hành Trình Lột Xác Của Vũ Diệu Linh: Từ Cô Gái Thừa Cân Lương 7 Triệu Đến Doanh Nhân Trẻ Thành Công