Phụ nữ âm đạo bị khô cần phải khắc phục ngay bằng những bí kíp này

Âm đạo bị khô không phải là tình trạng hiếm gặp ở nữ giới và có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Để cải thiện sự khô hạn của “cô bé”, chị em cần tìm hiểu các phương pháp khắc phục ngay trong bài viết sau đây.

1. Điểm danh các nguyên nhân khiến âm đạo bị khô

Điểm danh các nguyên nhân khiến âm đạo bị khô
Điểm danh các nguyên nhân khiến âm đạo bị khô

Âm đạo bị khô xảy ra khi môi trường âm đạo thiếu đi độ ẩm và dịch nhờn cần thiết trong mỗi lần quan hệ tình dục. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Một số nguyên nhân điển hình dẫn tới khô âm đạo đó là:

  • Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể thấp hoặc do nhiễm trùng vì hút thuốc, trầm cảm, stress kéo dài, rối loạn hệ thống miễn dịch, điều trị nội tiết, hóa trị, xạ trị vùng chậu, tập thể thao nặng;

  • Thụt rửa âm đạo sai cách;

  • Tác dụng phụ của thuốc;

  • Kích thích âm đạo hay màn dạo đầu trong khi quan hệ tình dục không đúng cách hoặc không đủ lâu;

  • Tiền sử phẫu thuật cắt buồng trứng do u buồng trứng hoặc ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú;

  • Phụ nữ sau sinh và cho con bú;

  • Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Trong đó 2 yếu tố cuối cùng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng âm đạo bị khô ở nữ giới. Cụ thể như sau:

Âm đạo bị khô sau sinh nở:

Âm đạo bị khô sau sinh nở:
Âm đạo bị khô sau sinh nở:
  • Nguyên nhân bên trong:

  • Khi mang thai, hàm lượng nội tiết tố sẽ tăng mạnh để phục vụ cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Tuy nhiên trong vòng 24h đầu sau sinh thì nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể mẹ sẽ quay về mức bình thường. Chính sự sụt giảm hormone đột ngột này sẽ khiến các mẹ bị đầy bụng, đau bụng dưới, tức ngực và khô hạn sau sinh;

  • Việc cho bé bú mẹ trực tiếp cũng góp phần kích thích tuyến yên tiết ra prolactin, nhờ đó tuyến sữa sẽ càng tiết ra nhiều sữa khi bé bú. Prolactin còn ức chế sự sản xuất estrogen của buồng trứng khiến âm đạo bị khô, giao hợp khó và giảm ham muốn tình dục;

  • Nguyên nhân bên ngoài:

  • Phụ nữ sau sinh sức khỏe còn yếu chưa thể hồi phục ngay, vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ vẫn chưa lành, kết hợp với việc phải chăm sóc con vất vả nên các mẹ bị mệt mỏi, thiếu ngủ gây ra hiện tượng khô âm đạo sau sinh;

  • Trong thời kỳ mang thai âm đạo dễ bị tấn công bởi nấm và vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và khô âm đạo;

  • Sau sinh vóc dáng của các mẹ không còn thon gọn như thời con gái, chị em dễ mất tự tin nên khó hưng phấn khi quan hệ;

  • Vấn đề trầm cảm, lo âu sau sinh cũng làm giảm ham muốn tình dục ở các sản phụ.

Giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh:

Giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh:
Giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh:

Trong độ tuổi từ 45 – 55, buồng trứng của phụ nữ sẽ giảm khả năng hoạt động dẫn đến sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, kéo theo đó là sự “khô cằn” của âm đạo vì dịch tiết duy trì độ ẩm trong cơ quan này đã bị tiết chế đi rất nhiều. Niêm mạc âm đạo vì thế mà trở nên mỏng và kém đàn hồi hơn.

2. Các dấu hiệu của khô âm đạo

Các triệu chứng đặc trưng khi âm đạo bị khô:

  • Âm đạo có triệu chứng ngứa ngáy và viêm nhiễm: khô âm đạo sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín dễ dàng hơn gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là tiết dịch xanh, dịch vàng và phát ra mùi hôi;

  • Nóng rát vùng âm đạo, đau mỗi lần giao hợp: mất cân bằng độ pH do tình trạng khô âm đạo sẽ làm thiếu đi độ ẩm cần thiết. Đây là nguyên nhân khiến chị em thường có cảm giác nóng và đau rát, thậm chí là chảy máu khi quan hệ.

Các dấu hiệu của khô âm đạo
Các dấu hiệu của khô âm đạo

3. Điều trị cải thiện khô âm đạo bằng phương pháp nào?

Liệu pháp thay thế hormone estrogen được coi là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Liệu pháp này có tác dụng giúp thay thế những loại hormone mà cơ thể đã mất khả năng sản xuất, qua đó cải thiện các triệu chứng khó chịu của khô âm đạo.

Các phương thức bổ sung estrogen thường do bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng âm đạo bị khô đó là:

  • Thuốc đặt âm đạo có chứa Estradiol (ví dụ như Vagifem): giúp niêm mạc âm đạo phát triển, tăng tiết ra dịch âm đạo, ngoài ra estrogen tạo ra lượng glycogen dồi dào, tiết ra acid lactic tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển, đồng thời hạn chế vi khuẩn có hại. Do vậy, giúp âm đạo không bị khô, viêm nhiễm;

  • Vòng âm đạo có chứa Estrogen (Estring): bác sĩ sẽ đặt vào âm đạo bệnh nhân một chiếc vòng dẻo, mềm để tiết trực tiếp estrogen vào vùng mô của cơ quan này. Cứ 3 tháng 1 lần chiếc vòng này sẽ được thay mới;

  • Kem bôi âm đạo có chứa Estrogen (Premarin, Estrace): bôi vào âm đạo một loại thuốc dạng kem mỗi ngày, duy trì đều đặn trong khoảng từ 1 – 2 tuần. Sau đó bệnh nhân sẽ giảm tần suất bôi xuống còn từ 1 – 3 lần/tuần.

Điều trị cải thiện khô âm đạo bằng phương pháp nào
Điều trị cải thiện khô âm đạo bằng phương pháp nào

Thuốc điều hòa estrogen có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, ví dụ như đau ngực hoặc chảy máu âm đạo. Do đó có những trường hợp chống chỉ định điều trị bằng phương pháp này:

  • Bệnh nhân từng bị ung thư nội mạc tử cung;

  • Phụ nữ bị ung thư vú, đặc biệt là những người đang phải dùng chất ức chế men Aromatase;

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú;

  • Bệnh nhân bị chảy máu âm đạo nhưng không rõ nguyên nhân.

4. Một số biện pháp cải thiện âm đạo bị khô tại nhà

Một số biện pháp cải thiện âm đạo bị khô tại nhà
Một số biện pháp cải thiện âm đạo bị khô tại nhà

Ngoài các biện pháp y khoa, để giảm bớt sự khó chịu do khô âm đạo gây ra, các chị em có thể thực hiện những tips như sau:

  • Uống đủ nước;

  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi giàu các vitamin A, C, E (đỗ, đậu, cải xanh, bí ngô, cà rốt, bưởi, kiwi, ổi, đậu nành, mầm đậu nành, sữa…), hạn chế ăn mặn;

  • Tập luyện thể dục thể thao;

  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái;

  • Tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh có độ pH cao: trong môi trường âm đạo chứa một lượng vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ cân bằng độ pH, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên có những sản phẩm vệ sinh cơ thể (xà phòng, sữa tắm) và vệ sinh vùng kín chứa thành phần các hóa chất làm khô và gây kích ứng cho âm đạo, vì thế phụ nữ nên lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, lành tính hơn và không nên thụt rửa sâu vào trong âm đạo mỗi lần vệ sinh vùng kín;

  • Gia tăng tần suất quan hệ tình dục: giao hợp với những màn dạo đầu “chất lượng” sẽ giúp chị em dễ hưng phấn và đạt khoái cảm, nhờ đó mà âm đạo sẽ tăng tiết dịch, khiến cho cuộc yêu trở nên trơn tru và dễ dàng hơn. Khi được kích thích, dòng máu đi tới các mô vùng âm đạo sẽ được gia tăng, điều này có tác dụng kích thích âm đạo duy trì được độ ẩm cần thiết;

  • Dùng thực phẩm bổ sung phytoestrogen: là hợp chất tương tự như estrogen có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm đậu phụ, đậu nành và các loại hạt. Việc tiêu thụ những sản phẩm này sẽ giúp đẩy lùi tình trạng bốc hỏa và khô âm đạo trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Nhìn chung, để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng âm đạo bị khô ở nữ giới cũng như các biện pháp khắc phục hiện tượng này, chị em nên đi khám và kiểm tra để được bác sĩ tư vấn, chỉ định cụ thể.

>> XEM THÊM : https://www.mayhutchannam.com/

địa chỉ: 658 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Sdt : 096 919 2228.

Youtube : https://www.youtube.com/@anhtuyetzikii899

Zalo : https://zalo.me/g/xmlfnm923

Wedside : https://www.mayhutchannam.com/

Wedside : https://hocvienthammyzikii.vn/

Gmail : Letuyetzikii@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *