Nội tiết tố nữ là gì? Có tác dụng gì ?

Vậy nội tiết tố nữ là gì? Có tác dụng gì? Có quan trọng không? Nội tiết tố nữ giúp phụ nữ có “quyền lực mềm” so với nam giới cụ thể là thân hình quyến rũ. Nội tiết tố nữ được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng, một phần từ tuyến thượng thận, nhau thai,… 

Nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố là một mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng nhiều loại hormone khác nhau, giúp điều phối, điều hòa, kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển, tâm trạng, chức năng tình dục, sinh sản và trao đổi chất.

Nội tiết tố nữ là các hormone sinh dục
Nội tiết tố nữ là các hormone sinh dục

Nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ là hormone sinh dục được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng và một phần ở tuyến thượng thận, nhau thai,… Nhờ có nội tiết tố nữ nên phụ nữ có điểm nhận dạng riêng biệt so với cánh mày râu.

Hai nội tiết tố nữ chính gồm estrogen và progesterone. Phụ nữ cũng sản xuất một lượng nhỏ testosterone (thường coi là nội tiết tố nam) và nam giới cũng có một lượng nhỏ estrogen và progesterone. Hầu hết nội tiết tố nữ được sản xuất từ buồng trứng trong cơ thể họ và nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố
Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố
  • Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ ngay từ tuổi dậy thì và giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng và làn da của phụ nữ ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, nhiều estrogen sẽ được sản xuất với nhau thai và giúp ích cho sự phát triển của em bé. Ngoài ra, estrogen cũng chịu một phần trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch cho phụ nữ. Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm, các chị em sẽ mất đi những lợi ích này, làn da và mái tóc cũng sẽ thay đổi mỏng và khô hơn.
  • Progesterone ít phổ biến hơn estrogen. Progesterone chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung làm phát triển dày hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có thai, progesterone do buồng trứng và nhau thai sản xuất sẽ đảm bảo niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh để hỗ trợ em bé phát triển. Đồng thời, trong kỳ kinh nó cũng giảm vì cơ thể không cần phát triển lớp niêm mạc tử cung mới mỗi tháng.

Tầm quan trọng của nội tiết tố nữ

Tầm quan trọng của nội tiết tố nữ là gì? Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Khi nội tiết tố nữ dao động trong một chu kỳ bình thường sẽ tác động khác nhau đến tâm trạng và sức khỏe của phụ nữ. Sự sụt giảm nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh có tác động lớn đến tâm trạng và sức khỏe. Một số bệnh phụ khoa cũng liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố.

Tác dụng của nội tiết tố nữ

Tác dụng của nội tiết tố nữ là gì? Nội tiết tố nữ có tác dụng lớn trong việc tác động đến yếu tố sức khỏe, sinh lý, ngoại hình của chị em.

1. Tuổi dậy thì

Nội tiết tố nữ đánh dấu sự phát triển về cơ thể
Nội tiết tố nữ đánh dấu sự phát triển về cơ thể

Nữ giới thường bước vào tuổi dậy thì từ 8 – 13 tuổi. Ở tuổi dậy thì, tuyến yên bắt đầu sản xuất lượng lớn hormone (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích sản xuất estrogen và progesterone.

Nồng độ estrogen và progesterone tăng và bắt đầu phát triển các đặc điểm gồm:

  • Phát triển vú.
  • Mọc lông ở nách, chân và vùng kín.
  • Tăng chiều cao.
  • Tăng lưu trữ chất béo ở mông, hông và đùi.
  • Mở rộng xương chậu và hông.
  • Tăng sản xuất dầu cho da.

2. Hành kinh

Kinh nguyệt xảy ra bất kỳ lúc nào từ 8 – 15 tuổi. Sau đó, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đến khi mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày nhưng có thể thay đổi trong khoảng 24 – 38 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có ba giai đoạn tương tự với sự thay đổi nội tiết tố:

nội tiết tố nữ suy giảm khiến làn da, mái tóc và sức khỏe tổng thể thay đổi rõ rệt.
nội tiết tố nữ suy giảm khiến làn da, mái tóc và sức khỏe tổng thể thay đổi rõ rệt.

2.1. Giai đoạn nang trứng

Thời điểm đánh dấu một kỳ kinh nguyệt mới là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Trong một khoảng thời gian, máu lẫn mô từ tử cung thoát ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Lúc này, nồng độ estrogen và progesterone rất thấp làm thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh.

Tuyến yên cũng giải phóng FSH, LH làm tăng nồng độ estrogen và báo hiệu sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng. Mỗi nang chứa một quả trứng. Sau vài ngày, một nang trội sẽ xuất hiện ở mỗi buồng trứng. Các nang trứng còn lại sẽ được buồng trứng hấp thụ.

Nang trội tiếp tục phát triển, tạo ra nhiều estrogen hơn. Sự gia tăng estrogen kích thích giải phóng endorphin làm tăng mức năng lượng và tâm trạng được cải thiện. Estrogen làm phong phú nội mạc tử cung để chuẩn bị cho một thai kỳ tiềm năng.

2.2. Giai đoạn rụng trứng

Trong giai đoạn rụng trứng, nồng độ estrogen và LH trong cơ thể đạt đến đỉnh điểm khiến một nang trứng vỡ ra và giải phóng trứng khỏi buồng trứng.

Sau khi rời buồng trứng, một quả trứng tồn tại trong khoảng 12 -24 giờ. Sự thụ tinh của trứng chỉ xảy ra trong khung thời gian này.

2.3. Giai đoạn hoàng thể

Trong giai đoạn hoàng thể, thông qua ống dẫn trứng, trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Nang trứng bị vỡ, progesterone được giải phóng, làm dày niêm mạc tử cung và sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. Khi trứng đến cuối ống dẫn trứng sẽ bám vào thành tử cung.

Nồng độ estrogen và progesterone suy giảm vì trứng không thụ tinh. Dấu mốc của sự khởi đầu tuần tiền kinh nguyệt. Cuối cùng, trứng không được thụ tinh và niêm mạc tử cung bong ra kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

3. Thai kỳ

Quá trình mang thai bắt đầu từ thời điểm trứng đã thụ tinh làm tổ trong thành tử cung của một người. Sau khi cấy ghép, nhau thai bắt đầu phát triển và sản xuất một số hormone gồm progesterone, relaxin và gonadotropin màng đệm ở người (hCG).

nội tiết tố nữ suy giảm khiến làn da, mái tóc và sức khỏe tổng thể thay đổi rõ rệt.
nội tiết tố nữ suy giảm khiến làn da, mái tóc và sức khỏe tổng thể thay đổi rõ rệt.

Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nồng độ progesterone tăng đều đặn khiến cổ tử cung dày lên và hình thành nút nhầy. Việc sản xuất relaxin ngăn chặn các cơn co thắt trong tử cung đến khi kết thúc thai kỳ, thư giãn dây chằng và gân trong khung chậu.

Nồng độ hCG tăng trong cơ thể kích thích sản xuất estrogen và progesterone. Sự gia tăng nhanh chóng lượng hormone này dẫn đến các triệu chứng mang thai sớm như buồn nôn, nôn và đi tiểu thường xuyên.

Nồng độ estrogen và progesterone tiếp tục tăng trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Các tế bào trong nhau thai sẽ bắt đầu sản xuất hormone Human placental lactogen (HPL). HPL điều chỉnh quá trình trao đổi chất của phụ nữ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển.

Nồng độ hormone giảm khi quá trình mang thai kết thúc và dần về lại mức trước khi mang thai. Khi người mẹ cho con bú, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, ngăn xảy ra rụng trứng.

4. Tiền mãn kinh và mãn kinh

Mãn kinh là khi ngừng kinh nguyệt và không còn khả năng mang thai. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi dẫn đến thời kỳ cuối cùng của phụ nữ. Trong quá trình chuyển đổi, nồng độ hormone dao động lớn khiến phụ nữ gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh gồm:

Mụn trứng cá khi mang thai
Mụn trứng cá khi mang thai
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Nóng bừng.
  • Khó ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Khô âm đạo.

Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng 2 – 8 năm. Phụ nữ đến tuổi mãn kinh khi đã trải qua một năm không có kinh nguyệt. Sau khi mãn kinh, buồng trứng chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ estrogen và progesterone.

Nồng độ estrogen thấp hơn làm giảm ham muốn, mất mật độ xương nên dễ loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

5. Tình dục và cách tránh thai

Estrogen, progesterone và testosterone ảnh hưởng đến tình dục. Mức độ estrogen cao tăng ham muốn còn tăng progesterone thì sẽ ngược lại. Ngoài ra, nồng độ testosterone thấp cũng giảm ham muốn tình dục ở một số phụ nữ.

Những nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ

Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nữ là gì? Mất cân bằng nội tiết tố là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Vì lý do này, người có các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng hoặc tái phát cần báo với bác sĩ.

Nguyên nhân tiềm ẩn của sự mất cân bằng nội tiết tố gồm:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Suy buồng trứng nguyên phát.
  • Kiểm soát sinh sản nội tiết tố.
  • Liệu pháp thay thế hormone.
  • Trọng lượng cơ thể dư thừa.
  • Bệnh ung thư buồng trứng.
Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố
Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố

Triệu chứng thay đổi nội tiết tố nữ giới

Cân bằng nội tiết tố đối với sức khỏe rất quan trọng. Nếu mất cân bằng lâu sẽ gây nên một số triệu chứng và tình trạng gồm:

  • Thay đổi làn da như mụn.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Suy giảm ham muốn, khô âm đạo.
  • Dễ mắc bệnh phụ khoa.
  • Tăng huyết áp bất thường.
  • Mất dáng.

Tuy nhiên, sự mất cân bằng nội tiết tố nữ đôi khi là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng hơn như:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ. PCOS khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều và cản trở khả năng sinh sản.
  • Rậm lông: tình trạng lông mọc nhiều trên mặt, ngực, bụng và lưng do quá nhiều nội tiết tố nam và đôi khi là triệu chứng của PCOS.

Các bệnh cơ bản khác bao gồm:

  • Yếu sinh lý.
  • Sảy thai hay mang thai bất thường.
  • Đa thai (sinh đôi, sinh ba,…).
  • Khối u buồng trứng.

Cách cân bằng nội tiết tố nữ

Cân bằng nội tiết tố nữ là quá trình điều chỉnh các mức hormone nữ trong cơ thể phụ nữ để đạt được sự cân bằng và tình trạng sức khỏe tốt. Việc cân bằng nội tiết tố nữ có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, giảm các triệu chứng tiền kinh, tăng cường tình dục, và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số cách bạn có thể cân bằng nội tiết tố nữ:

1. Sử dụng thuốc

Thuốc cân bằng nội tiết tố nữ là gì? Dùng thước để cân bằng nội tiết tố nữ hoặc bổ sung estrogen tổng hợp (hormone thay thế HRT) là một cách bù sự thiếu hụt nội tiết tố nữ. Thuốc có nguồn gốc động vật với thành phần gần giống với nội tiết tố nữ trong cơ thể. Tuy nhiên, hormone tổng hợp estrogen chỉ dùng cho những trường hợp thiếu hụt nội tiết tố nữ nặng như bệnh nhân mãn kinh sớm, teo buồng trứng, cắt buồng trứng, điều trị hiếm muộn và chuyển giới.

điều trị truyền thống cho mụn nội tiết
điều trị truyền thống cho mụn nội tiết

Thuốc không có khả năng tự đào thải khi dư thừa nên hormone estrogen tổng hợp có nhiều nguy cơ nếu dùng quá liều thuốc như tăng số lượng và kích thước khối u, quá sản nội mạc tử cung, xuất huyết tử cung,… Vì vậy, chỉ được dùng thuốc sau khi xét nghiệm nội tiết tố nữ, thăm khám và có sự chỉ định, theo dõi sát sao của bác sĩ.

2. Bổ sung thực phẩm tăng cường Estrogen

Thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ là gì? Phụ nữ cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều estrogen và vitamin để cân bằng nội tiết tố nữ gồm bông cải xanh, đậu nành, hạt lanh. Đây là 3 thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ an toàn nhất..

3. Sử dụng thực phẩm chức năng

Estrogen thảo dược chứa nhiều trong các loại thực phẩm như đậu nành, rau họ cải, hạt lanh,… Nhưng xét về mức độ dồi dào và khả năng phù hợp với cơ địa người Việt lại là mầm đậu nành.

Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có chứa nhiều chất chống oxy hóa
Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có chứa nhiều chất chống oxy hóa

Thành phần mầm đậu nành chứa hoạt chất isoflavone với cấu trúc phân tử gần giống nội tiết tố nữ. Do đó, cơ thể dễ dàng hấp thu khi thiếu hụt và đào thải dư thừa, đảm bảo cân bằng estrogen hiệu quả.

Cách phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố nữ

Để phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố nữ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

1. Ngủ đủ giấc

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong cân bằng nội tiết tố nữ là giấc ngủ. Mức độ của một số hormone có thể tăng hoặc giảm trong suốt cả ngày để đáp ứng với các vấn đề như chất lượng ngủ.

Tác động bất lợi của rối loạn giấc ngủ đối với hormone có thể góp phần vào:

  • Béo phì.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Vấn đề của sự thèm ăn.

Thường xuyên ngủ đủ giấc, không bị quấy rầy vào ban đêm sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lượng hormone.

2. Tránh ánh sáng quá nhiều vào ban đêm

Tiếp xúc với ánh sáng xanh như điện thoại di động hoặc màn hình máy tính sẽ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Cơ thể phản ứng với ánh sáng này như thể đó là ánh sáng ban ngày và điều chỉnh các hormone để đáp ứng.

Cần lưu ý, việc tiếp xúc với bất kỳ ánh sáng nhân tạo vào ban đêm điều khiến cơ thể bối rối, ức chế hormone melatonin – loại hormone ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng. Tránh ánh sáng nhân tạo giúp cơ thể điều chỉnh hormone và khôi phục nhịp sinh học tự nhiên.

3. Quản lý căng thẳng

Căng thẳng, hệ thống nội tiết và mức độ hormone có mối liên hệ với nhau rất mạnh mẽ, thậm chí mức độ căng thẳng thấp cũng gây ra phản ứng nội tiết.

Căng thẳng sẽ làm gia tăng adrenaline và cortisol. Nếu mức độ của các hormone quá cao sẽ gây phá vỡ sự mất cân bằng tổng thể, béo phì, thay đổi tâm trạng và cả tim mạch. Để giảm căng thẳng, người bệnh có thể nghe nhạc.

4. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần/tuần giúp ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Kể cả những buổi tập thể dục ngắn cũng giúp điều chỉnh các hormone kiểm soát sự thèm ăn. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.

5. Tránh đường

Đường đóng một vai trò trong các vấn đề như bệnh chuyển hóa và kháng insulin. Như vậy, việc loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát mức độ hormone bao gồm cả insulin.

6. Ăn chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh giúp duy trì sự cân bằng của các hormone liên quan đến việc thèm ăn, trao đổi chất và cảm giác no. Các axit béo chuỗi trung bình như axit béo có trong dừa, dầu cọ đỏ hoạt động để điều chỉnh các tế bào có trách nhiệm về phản ứng giữa cơ thể với insulin. Ngoài ra, dầu oliu cân bằng mức độ của một loại hormone, điều chỉnh sự thèm ăn, kích thích quá trình tiêu hóa chất béo và protein.

Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có chứa nhiều chất chống oxy hóa
Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có chứa nhiều chất chống oxy hóa

7. Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột và điều chỉnh các hormone như insulin, cân bằng mức độ hormone khác giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

8. Ăn nhiều cá béo

Hàm lượng chất béo cao trong một số loại cá (cá thu, cá hồi, cá ngừ…) giúp cải thiện sức khỏe của tim, hệ tiêu hóa, lợi cho não và hệ thần kinh trung ương. Chế độ ăn nhiều dầu cá có thể giúp ngăn rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Thêm dầu cá vào chế độ ăn uống sẽ góp phần điều trị các rối loạn.

Các omega – 3 trong các béo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong cân bằng tâm trạng. Tuy hiểu rõ về mối liên hệ này nhưng cần nghiên cứu thêm.

9. Tránh ăn quá nhiều

Thường xuyên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề trao đổi chất về lâu dài. Việc ăn quá nhiều trong thời gian ngắn làm thay đổi mức độ lưu thông của chất béo và làm tăng căng thẳng.

10. Uống trà xanh

Trà xanh là một loại đồ uống lành mạnh chứa chất chống oxy hóa cùng các hợp chất giúp tăng cường sức khỏe trao đổi chất và kiểm soát căng thẳng.

11. Tránh thuốc lá

Khói thuốc lá làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, kích thích hormone tuyến yên và tăng mức hormone steroid như cortisol.

12. Lưu ý với các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhưng phụ nữ lo lắng về mức độ hormone sinh sản cần thận trọng, đặc biệt là kem hoặc sữa chua. Dùng các sản phẩm từ sữa có thể giảm mức độ của một số hormone bảo vệ.

Nội tiết tố nữ là hormone quan trọng nhất đối với phụ nữ, chìa khóa vàng trong việc bảo vệ sức khỏe. Thông qua bài “Nội tiết tố nữ là gì? Có tác dụng gì? Quan trọng như thế nào?”, mong rằng các chị em hiểu rõ hơn về hormone quan trọng trong cơ thể mình và biết cân bằng nội tiết tố nữ để bảo vệ sức khỏe bản thân.

>> XEM THÊM : https://www.mayhutchannam.com/

địa chỉ: 658 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Sdt : 096 919 2228.

Youtube : https://www.youtube.com/@anhtuyetzikii899

Zalo : https://zalo.me/g/xmlfnm923

Wedside : https://www.mayhutchannam.com/

Wedside : https://hocvienthammyzikii.vn/

Gmail : Letuyetzikii@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *