Cách Nhận Biết Các Loại Sẹo Thường Gặp

Để chọn đúng phương pháp điều trị sẹo hiệu quả, trước tiên cần xác định được loại sẹo bạn đang bị. Tham khảo ngay dấu hiệu để phân biệt các loại sẹo và phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong bài viết sau đây nhé!

Sẹo rỗ (hay còn gọi là sẹo lõm) là những vết lõm xuất hiện trên bề mặt da, lý do hình thành sẹo rỗ là do hạ bì bị tổn thương nặng các collagen, elastin bị đứt gãy không còn khả năng phục hồi tế bào mới, tạo thành những vết lõm trên da. Hình dạng và kích thước của các loại sẹo rỗ sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào từng mức độ tổn thương gây ra trên bề mặt da hình thành sẹo rỗ nhẹ, sẹo rỗ nặng.

Một người có thể bị từ 1 đến 3 loại sẹo rỗ khác nhau trên da. Sẹo rỗ tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây ra tình trạng mất thẩm mỹ trên da, khiến bạn tự ti và không thoải mái khi giao tiếp trước đám đông. Tham khảo bài viết này để hiểu sâu hơn về loại sẹo và bí quyết cải thiện tình trạng sẹo rỗ trên da của bạn hiệu quả nhất nhé

1. Các loại sẹo rỗ thường gặp

Phân loại các loại sẹo rỗ thường gặp hiện nay

  • Sẹo chân đáy nhọn/Sẹo chân đá (Ice-pick Scar)
    • Sẹo nhỏ nhưng chân sâu, trông như những lỗ do vật nhọn gây ra trên da.
    • Thường dễ nhầm lẫn với lỗ chân lông to.
    • Hình thành sau khi bị mụn, mất kết cấu collagen ở trung bì.
    • Độ sâu hơn 0.5mm, miệng sẹo nhỏ, khó nhìn thấy đáy sẹo.
  • Sẹo hình chân vuông (Boxcar Scar)
    • Sẹo to, dễ nhìn thấy đáy sẹo, miệng sẹo rộng.
    • Bờ sẹo rõ nét, vách sẹo đứng, kích thước rộng từ 1.5 – 4mm.
    • Là loại sẹo rỗ dễ nhìn thấy nhất, sẹo có dạng tròn, bầu dục hoặc hơi tam giác.
    • Hình thành do mụn trứng cá, mụn viêm to gây nên tổn thương sâu rộng dưới bề mặt da.
  • Sẹo hình đáy tròn/ Sẹo lượn sóng (Rolling Scar)
    • Vết sẹo có miệng lớn, sẹo nông và dốc, không có vách sẹo rõ ràng như sẹo rỗ đáy vuông.
    • So với những loại sẹo rỗ trên, sẹo đáy tròn thường hình thành một dãy, bề mặt da nhấp nhô gây mất thẩm mỹ nhất.
    • Dải xơ nằm giữa lớp da và mô dưới da làm kéo lớp biểu bì và ép sâu vào da, gây nên bề mặt da uốn lượn, không bằng phẳng. Các loại sẹo rỗ đáy nhọn và đáy vuông trên không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh sẹo.
    • Làm tăng cảm giác da bị lão hóa, kém đàn hồi.
  • Sẹo rỗ hỗn hợp
    • Lúc này tình trạng da xuất hiện tất cả các dạng sẹo rỗ đáy nhọn, chân vuông, đáy tròn,… làm da kém mịn màng hơn. Vì các nốt mụn sau khi lành không có một quy tắc hình thành sẹo rỗ giống nhau. Và các loại sẹo rỗ sẽ hình thành khác nhau tùy thuộc vào loại mụn mắc phải, kích thước của vết viêm nhiễm và cơ địa mỗi người…

1.2 Dấu hiệu nhận biết sẹo rỗ

Sẹo rỗ lâu năm thường là một biến chứng vĩnh viễn của mụn trứng cá khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.Để nhận biết sẹo rỗ không phải là vấn đề khó khăn, sau đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Hình dạng và kích thước: Sẹo rỗ là những vết lõm trên bề mặt da được hình thành khi tổn thương đã phục hồi. Các vết sẹo rỗ thường nhỏ hơn phạm vi kích thước vết thương và không gây ra hiện tượng đau nhức hay khó chịu nhưng khiến da bạn trở nên lồi lõm, khô nhám và sần sùi.
  • Màu sắc và kết cấu: Vùng da bị sẹo rỗ có thể có màu sắc khác biệt so với vùng da xung quanh và kết cấu da có thể trở nên không đều. Trong giai đoạn bị mụn, nếu bạn không chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến tình trạng mụn viêm nặng. Ở quá trình này, phần mụn viêm có bọc mủ và tràn vào lớp hạ bì phá hủy tế bào da. Các tổn thương dễ dẫn đến sự tăng sinh quá mức của enzym collagenase, là enzym có khả năng phân giải collagen và giảm lượng collagen bên dưới bề mặt da. Sau khi các tổn thương do mụn lành, tạo sẹo rỗ.
  • Vị trí phổ biến: Tùy vào da bị tổn thương ở vùng nào mà xuất hiện sẹo rỗ tại đó. Nhưng phổ biến sẹo rỗ xuất hiện ở má, cằm nguyên nhân đến từ tổn thương do mụn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà khả năng mụn rỗ xuất hiện cao hay thấp. Ở những người ít bị sẹo hơn những người khác thì khi bị mụn viêm không cần quá lo lắng về sẹo rỗ.

Nhìn chung sẹo rỗ là bề mặt da không đồng đều da có các vùng lõm, khiến bề mặt da trông không mịn màng và bằng phẳng. Vết lõm nhỏ hoặc lớn: Các vết lõm trên da có thể có kích thước khác nhau, từ nhỏ và nông đến lớn và sâu. Màu sắc khác biệt: Các vùng bị sẹo rỗ có thể có màu sắc khác biệt so với da xung quanh, thường là màu nhạt hơn hoặc sẫm hơn. Kết cấu da thay đổi: Sẹo rỗ làm thay đổi kết cấu da, khiến da trở nên sần sùi hoặc có cảm giác không mềm mại khi chạm vào. Sẹo rỗ có thể có nhiều hình dạng khác nhau.

1.3 Các vị trí trên da thường xuất hiện sẹo rỗ

Tùy vào da bị tổn thương ở vùng nào mà xuất hiện sẹo rỗ tại đó. Nhưng phổ biến sẹo rỗ xuất hiện ở má, cằm nguyên nhân đến từ tổn thương do mụn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà khả năng mụn rỗ xuất hiện. Da chiếm toàn bộ trên cơ thể nên những tác động từ bên ngoài thường gây tổn thương lên da trước. Phần da trên khuôn mặt bị tổn thương hơn cả vì da khá mỏng. Các vùng da này dễ bị sẹo rỗ vì chúng thường có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn đến việc hình thành mụn trứng cá và các tổn thương da khác. Từ đó xuất hiện tình trạng sẹo rỗ, tại các vị trí phổ biến như:

  • Ở trên mặt: Thói quen dùng tay nặn mụn, đây là một điều không tốt vì các vết mụn dễ viêm nhiễm hơn. Da mặt mịn màng và mỏng, khi đưa tay lên mặt vô tình đưa vi khuẩn bụi bẩn từ tay tiếp xúc với da. Lúc này da mặt tự bảo vệ bằng cách làm dày lên để bảo vệ độ bao phủ làn da. Các lỗ chân lông có mụn cám, mụn trở nên sâu hơn và dễ hình thành sẹo rỗ khi hết mụn. Đây là trường hợp khá đặc biệt, nguyên nhân gây sẹo rỗ không phải do mất collagen mà do lớp da dày lên và vùng mụn lõm xuống. Một phần khác, ở nữ giới khi da mặt tiếp xúc với nhiều loại mỹ phẩm khác mà không tẩy trang kỹ càng khiến lỗ chân lông tắc nghẽn. Từ đó, hình thành mụn trứng cá, nguyên nhân hàng đầu của sẹo rỗ.
  • Ở trên mũi: Mụn đầu đen, thường xuất hiện ở mũi với các hạt nhỏ li ti. Nhiều người nghĩ rằng chúng nhỏ nên không đáng lo ngại về nguy cơ để lại sẹo. Tuy nhiên, mụn đầu đen là nguyên nhân gây ra sẹo rỗ ở nhiều người đặc biệt là nam giới. Ngoài mụn đầu đen xuất hiện ở mũi thì vẫn có mụn cám cám cũng gây sẹo rỗ.
Phân loại sẹo và cách điều trị sẹo đơn giản, hiệu quả

 

2. Phân biệt sẹo lồi với các loại sẹo khác

1. Sẹo lồi

  • Hình dạng và kích thước: Sẹo lồi phát triển vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu và có thể tiếp tục lớn lên theo thời gian.
  • Màu sắc: Thường có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành và dần trở nên nhạt màu hơn nhưng vẫn có thể khác màu so với da xung quanh.
  • Cảm giác: Có thể gây ngứa hoặc đau. Bề mặt nhẵn, bóng và thường cứng.

Sẹo phì đại

  • Hình dạng và kích thước: Sẹo phì đại cũng là kết quả của sự sản xuất collagen quá mức nhưng không vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu. Thường dày và nhô lên trên bề mặt da.
  • Màu sắc: Thường có màu đỏ hoặc hồng khi mới hình thành và có thể trở nên nhạt màu theo thời gian.
  • Cảm giác: Có thể gây ngứa hoặc đau, nhưng thường ít cứng và ít bóng hơn sẹo lồi.

Sẹo lõm (sẹo rỗ)

  • Hình dạng và kích thước: Sẹo lõm xuất hiện dưới dạng các vết lõm hoặc hố trên bề mặt da, thường do mất mô da dưới bề mặt.
  • Màu sắc: Có thể có màu sắc tương tự da hoặc nhạt màu hơn.
  • Cảm giác: Không gây ngứa hoặc đau, nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ do bề mặt da không đều.

Sẹo teo

  • Hình dạng và kích thước: Sẹo teo là dạng sẹo mỏng và lõm vào da, thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương do viêm, như sau khi bị bệnh thủy đậu hoặc một số bệnh da khác.
  • Màu sắc: Thường có màu trắng hoặc nhạt màu hơn da xung quanh.
  • Cảm giác: Không gây ngứa hoặc đau.

Sẹo thâm

  • Hình dạng và kích thước: Sẹo thâm không nhô lên hoặc lõm xuống mà chỉ để lại màu sắc khác biệt trên da sau khi lành.
  • Màu sắc: Thường có màu sẫm hơn da xung quanh do tăng sắc tố sau viêm.
  • Cảm giác: Không gây ngứa hoặc đau.

Sẹo là một vấn đề khiến nhiều người lo lắng, thậm chí là tự ti. Do đó, việc hiểu rõ về cơ chế hình thành sẹo và các lưu ý quan trọng khi điều trị sẹo là rất quan trọng để giúp cải thiện làn da và chất lượng cuộc sống của người bị sẹo.

3. Cơ chế hình thành sẹo

Cơ chế hình thành sẹo sau khi da bị tổn thương là một quá trình phức tạp bao gồm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn da bị viêm

Đây là giai đoạn đầu tiên xảy ra ngay sau khi da bị tổn thương. Các tế bào mô trong cơ thể nhanh chóng phản ứng để làm lành vết thương. Các bước chính ở giai đoạn này bao gồm:

  • Căng mạnh: Các tế bào da và hệ thống mạch máu phản ứng để ngăn chặn sự lây nhiễm và loại bỏ tế bào đã chết.
  • Tạo vảy: Một lớp vảy hình thành xung quanh miệng vết thương để bảo vệ. Khuyến cáo không nên bóc vảy: Việc loại bỏ lớp vảy quá sớm có thể gây tổn thương da và dẫn đến các vết sẹo lớn hơn.
Tìm hiểu về cơ chế hình thành sẹo và những điều cần lưu ý khi trị sẹo 2
Collagen là một protein quan trọng giúp tái tạo mô và làm liền vết thương

Giai đoạn tăng sinh

Sau khi giai đoạn viêm kết thúc, giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 4 tuần. Các tế bào bắt đầu quá trình sản xuất collagen, đây là một protein quan trọng giúp tái tạo mô và làm liền vết thương. Quá trình này cần được chăm sóc kỹ để đảm bảo vết thương lành mạnh và không để lại sẹo lớn.

Giai đoạn tái tạo

Giai đoạn cuối cùng kéo dài đến hai năm, trong đó các mô xơ tích tụ dần dần tạo thành vết sẹo vĩnh viễn. Quá trình này có thể ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của vết sẹo, và có thể cần thời gian lâu để sẹo trở nên mịn màng và ít nổi.

Như vậy, cơ chế hình thành sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, quá trình chăm sóc vết thương và khả năng sản xuất collagen của mỗi người. Việc chăm sóc đúng cách từ giai đoạn đầu có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết sẹo và cải thiện quá trình tái tạo da sau khi bị tổn thương.

Tìm hiểu về cơ chế hình thành sẹo và những điều cần lưu ý khi trị sẹo 3
Việc hình thành sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Những lưu ý khi chăm sóc sẹo

Khi chăm sóc sẹo, có một số lưu ý quan trọng để giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo và cải thiện làn da:

  • Bảo vệ vết thương: Tránh va đập và lực cơ học lên vết thương để không gây tổn thương lại và không làm phát triển sẹo.
  • Giữ vết thương sạch sẽ: Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng cách rửa nhẹ bằng nước sạch và xà phòng nhẹ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Dùng kem chăm sóc: Sử dụng kem dưỡng da chuyên biệt để làm mềm và dưỡng ẩm vùng da bị tổn thương. Kem chứa thành phần như vitamin E, aloe vera có thể giúp làm mờ sẹo và cải thiện màu sắc của nó.
  • Tránh ánh nắng mặt trời: Sẹo dễ bị làm sậm màu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng SPF để bảo vệ da và giảm thiểu sự lão hóa da.
  • Không tự ý loại bỏ sẹo: Tránh việc tự điều trị hoặc loại bỏ sẹo mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Điều này có thể dẫn đến tổn thương và tăng nguy cơ hình thành sẹo lớn hơn.
  • Thực hiện các liệu pháp chuyên nghiệp: Nếu sẹo quá lớn, không đều màu hoặc gây khó chịu, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp như laser, phẫu thuật hoặc các liệu pháp làm mịn da.

Bằng cách chăm sóc và bảo vệ sẹo đúng cách, bạn có thể giúp làm giảm sự xuất hiện và tác động của sẹo, đồng thời cải thiện ngoại hình và sức khỏe chung của da.

2. Cách điều trị làm mờ các loại sẹo

Về cơ bản, các loại sẹo bất thường như trên đều không thể tự phục hồi mà phải can thiệp thẩm mỹ. Dựa vào cơ chế hình thành sẹo tự nhiên của cơ thể, y học đã có nhiều phương pháp giúp hồi phục da và làm mờ sẹo hiệu quả.

●       Dùng các loại thuốc tiêm có chứa corticosteroid giúp làm chậm quá trình hình thành tế bào da bằng cách ức chế quá trình tạo thành collagen và glycosaminoglycan, giúp giảm cảm giác ngứa, kháng viêm,… Tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ về độ dày sẹo, kích thước, tình trạng cơ thể sẽ có phác đồ phù hợp.

Các loại sẹo dạng lồi hoặc phì đại điều trị bằng cách ức chế tăng sinh collagen

●       Phương pháp laser thường được áp dụng dành cho các loại sẹo mới hình thành nhằm làm chậm quá trình tạo mô sợi gây sẹo. Các loại laser phổ biến như: laser argon, laser CO2, laser neodymium, laser nhuộm xung. Phương pháp này mang đến hiệu quả tốt hơn đối với sẹo mới, đồng thời khi điều trị sẹo lồi bằng laser thường có tỷ lệ tái phát nhất định.

●       Phẫu thuật loại bỏ phần sẹo lồi: đây là biện pháp thường được sử dụng khi cơ thể không đáp ứng các loại điều trị bằng thuốc hoặc laser. Sau khi phẫu thuật loại bỏ phần sẹo lồi có thể tiến hành theo dõi quá trình hồi phục và tiêm bổ sung corticosteroid để kiểm soát quá trình tái tạo tế bào da.

●       Áp lạnh là phương pháp điều trị sẹo lồi bằng cơ chế đóng băng vùng da sẹo với lượng nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C để khiến mô sẹo rơi vào trạng thái thiếu oxy và hoại tử. Từ đó mô sẹo sẽ tự bong tróc, xẹp xuống giúp làm phẳng bề mặt vùng da có sẹo lồi.

●       Thay da sinh học là phương pháp tái tạo da được trong quá trình điều trị sẹo lõm bằng cách sử dụng các hoạt chất có tính axit như AHA, BHA, Retinol, Tretinol,… Các hoạt chất này giúp loại bỏ lớp sừng và kết hợp bổ sung các biện pháp chăm sóc, dưỡng da để tăng cường thúc đẩy hình thành tế bào mới.

●       Lăn kim được ứng dụng điều trị sẹo rỗ bằng cách tạo vết thương giả lên bề mặt da bằng kim siêu vi. Phương pháp này giúp kích thích cơ chế tự chữa lành của da kết hợp với các sản phẩm chăm sóc giúp tăng sinh collagen, estalin để làm đầy vết sẹo lõm.

Lăn kim là phương pháp tạo vết thương giả để tái tạo tế bào lấp đầy vết lõm

●       Bóc tách đáy sẹo là thủ thuật xâm lấn tác động trực tiếp đến các mô sợi bên dưới chân sẹo để phá vỡ liên kết để giải phóng và nâng bề mặt sẹo lên. Đây là thủ thuật y khoa đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn để hạn chế biến chứng nhiễm trùng.

●       Tiêm chất làm đầy hay còn gọi tiêm filler để lấp đầy phần da bị thiếu trên vết sẹo rỗ. Phương pháp này khá đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả làm đầy tức thì. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng các hoạt chất làm đầy sẽ tự tan bên dưới lớp da. Mặc dù dễ thực hiện tuy nhiên nếu tiêm filler không đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn y khoa cũng dễ gây tình trạng tai biến nguy hiểm đến tính mạng.

2.3. Điều trị sẹo giãn (vết rạn)

●       Dùng sản phẩm dưỡng ẩm như gel hoặc dầu để thoa và massage nhẹ nhàng giúp hoạt chất thấm vào vùng rạn.

●       Sử dụng các loại thuốc thoa có Tretinoin hoặc Axit hyaluronic để giúp tăng cường kích thích làm đầy vùng da bị rạn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

●       Laser sóng RF, sóng siêu âm để kích thích hình thành collagen.

Điều trị rạn da bằng tia laser để giúp tăng sinh collagen

●       Peel da hóa học bằng các hoạt chất có tính axit làm mềm lớp sừng và tăng cường khả năng tái tạo collagen cùng liên kết mô dưới da. Nhờ đó, vết rạn sẽ thu nhỏ và mờ dần sau nhiều lần peel da. Tuy nhiên, hiệu quả và thời gian thực hiện còn tùy thuộc vào thể trạng mỗi người cũng như sản phẩm sử dụng.

Hy vọng thông qua bài viết vừa chia sẻ ở trên, các bạn có thể biết được loại sẹo và những ảnh hưởng mà nó gây ra. Ngay khi làn da có những dấu hiệu bị tổn thương, bạn nên chủ động sử dụng các phương pháp làm lành để hạn chế sự xuất hiện của những vết sẹo không đáng có. Chúc bạn sớm chạm tới ước mơ về làn da trắng mịn!

Thành Phần

Cao lá diếp cá tươi, nấm linh chi, kim ngân hoa, chiết xuất cây hương thảo, chiết xuất cây phỉ….

Công Dụng:

Đào thải corticoid mạnh, trị mụn bọc, mụn ẩn, mụn viêm … 100% các loại mụn.  Trị mụn lưng, viêm lỗ chân lông, viêm nang lông tuyệt đối. Dưỡng da căng bóng và mờ thâm


Viên uống mụn ZIKII
Làn da tươi sáng, mịn màng và không còn dấu vết mụn chỉ với Viên uống mụn của ZIKII. Đây là sản phẩm cực kì hữu hiệu và đáng để bạn thử ngay.
Viên uống Mụn ZIKII có thành phần:
 Nấm linh xanh, đông trùng hạ thảo, sâm rừng, diếp cá
 Chè vằng, đơn đỏ, sao trạch tả, kỳ tử, huyết giác, vitamin B1.

 Phù hợp với:

  • Người có chức năng gan kém, cơ thể nóng nhiệt gây mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa, mề đay ngoài da, mệt mỏi, chán ăn. Tốt cho những người bị rối loạn nội tiết, huyết áp cao, tiểu đường, mắc nhiều bệnh
  •  Người muốn tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng phòng ngừa cá bệnh về đường hô hấp, máu,…
  • Hãy để viên uống mụn ZIKII giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến mụn và mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh, đẹp và tự tin hơn.
  • Đừng bỏ lỡ cơ hội để sở hữu một làn da hoàn hảo với sản phẩm chăm sóc da chất lượng cao từ ZIKII!

>> XEM THÊM : https://www.mayhutchannam.com/

địa chỉ: 658 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Sdt : 096 919 2228.

Youtube : https://www.youtube.com/@anhtuyetzikii899

Zalo : https://zalo.me/g/xmlfnm923

Wedside : https://hocvienthammyzikii.vn/

Wedside : https://mayhutchannam.vn/

Wedside : https://mohinhspadidong.vn/

Wedside : https://lethianhtuyet.vn/

Xem thêm >>>: https://www.facebook.com/profile.php?id=61561628522055&mibextid=LQQJ4d

Xem thêm >>> : https://zikii.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *